Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2018

Chùm ngây kỳ diệu

Có lẽ nhiều người còn chưa biết đến cây chùm ngây và giá trị dinh dưỡng của nó?
Rau chùm ngây là nguồn thức ăn tốt cho trẻ sơ sinh và bà mẹ vừa mới sinh con. Loài cây này chứa hơn 90 chất dinh dưỡng tổng hợp bao gồm bảy loại vitamin, sáu loại khoáng chất, 18 loại acid amin, 46 chất chống ôxi hóa, liều lượng lớn các chất chống viêm nhiễm, các chất kháng sinh, kháng độc tố, các chất giúp ngăn ngừa và điều trị ung thư, u xơ tiền liệt tuyến, giúp ổn định huyết áp, hạ cholesterol, bảo vệ gan.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, nhiều người vẫn chưa biết đến các công dụng hữu hiệu của loài cây này.
Người Nhật, Hàn.. hiểu rõ giá trị to lớn của chùm ngây. Tuy nhiên, đây là loài cây nhiệt đới nên ở Nhật chỉ có vùng Okinawa (một quần đảo nhỏ ở cực nam Nhật Bản thuộc đới khí hậu cận nhiệt đới) mới có thể trồng được trên một diện tích hạn chế. Vì thế, giá cả của bột chùm ngây bên Nhật khá đắt (gấp 4-5 lần giá ở Việt Nam).
Điều nghịch lý là trong khi người Nhật, Hàn... đang tìm cách thu mua và nhập khẩu các loại thực phẩm chức năng từ cây chùm ngây của các nước nhiệt đới (Châu Phi, Ấn Độ, Indonesia, Philippin, Việt Nam...) thì nhiều người Việt Nam lại không biết đến lợi ích của loài cây rất dễ trồng ở đất nước mình và tìm mua các loại thưc phẩm chức năng như tảo xoắn, tảo vàng... từ Nhật, Hàn, Mỹ... với giá cả đắt đỏ nhưng thành phần dưỡng chất thua kém chùm ngây nhiều.
Dưới đây là hình ảnh các sản phẩm bột chùm ngây được bán ở trên trang mua bán hàng online lớn nhất tại Nhật - Amazon.


Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

Càng béo càng cần ăn nhiều chất béo

Đặc biệt, với những người đang thừa cân, béo phì thì càng nên bổ sung các loại chất béo này!


Ngưỡi Mỹ đã từng được cảnh báo về chế độ ăn nhiều chất béo. Thay vào đó, họ được khuyên nên ăn nhiều các loại thực phẩm chứa ít mỡ và có hàm lượng carbonhyrate cao. Kết quả là gì? Cân nặng trung bình của người dân tại quốc gia này đã tăng lên và theo Viện Y tế Quốc gia (National Institute of Health – NIH) thì hiện tại, 2/3 dân số Mỹ bị thừa cân hoặc béo phì.

Chất béo được cảnh báo chung là không tốt, tuy nhiên, thực tế, việc bổ sung thực phẩm chứa các chất béo lành mạnh - đặc biệt là 8 lựa chọn dưới đây - trong mỗi bữa ăn sẽ rất tốt cho sức khỏe.

1. Sữa chua Hy Lạp (Greek Yogurt)
[​IMG]
Nhiều người “phát cuồng” vì sữa chua Hy Lạp không chỉ bởi vì nó quá ngon mà còn bởi vì nó cực kỳ tốt cho sức khỏe. Mặc dù hương thơm đậm đà và có hàm lượng chất béo cao nhưng loại sữa chua này có chứa một axit béo đặc biệt có tên là CLA mà theo nhiều nghiên cứu, CLA (axit linoleic) thực sự có ích với những người thừa cân muốn có được vòng eo thon gọn và giảm cân hiệu quả. Ngoài ra, CLA cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh tiểu đường.

Thêm một tin tốt nữa là sữa chua Hy lạp còn chứa nhiều lợi khuẩn probiotic giúp tăng cường sức khỏe đường ruột và hệ thống miễn dịch, đi kèm với đó là canxi giúp xương chắc khỏe và góp phần ngăn ngừa chứng loãng xương xuất hiện sớm.

2. Cá béo (fatty fish)

Cá béo, bao gồm cá hồi, cá ngừ California hoặc cá thu là lựa chọn tuyệt vời khác nếu mục tiêu của bạn là bổ sung thêm chất béo lành mạnh vào các bữa ăn hàng ngày. Những loại cá này cũng chứa nhiều axit béo omega-3 cũng như các axit có lợi khác như EPA và DHA, được chứng minh trong nhiều nghiên cứu lâm sàng là sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng như ung thư và tiểu đường. Đồng thời, chúng cũng bổ sung lượng protein lớn giúp bạn có được cơ bắp chắc khỏe.

3. Dầu oliu
[​IMG]
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng tin rằng “chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải” (Mediterranean Diet) rất lành mạnh bởi vì nó chú trọng vào dầu oliu và các thực phẩm lành mạnh khác như cá, hải sản, thịt nạc, thịt gia cầm, trái cây theo mùa, rau quả hay ngũ cốc nguyên hạt.

Tạp chí y học New England Journal of Medicine đã từng công bố kết quả nghiên cứu cho thấy chế độ ăn Địa Trung Hải giúp phòng bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường loại 2, tốt cho sức khỏe và hiệu quả trong kiểm soát cân nặng.

4. Quả bơ 

Những người ăn kiêng thường tránh ăn bơ bởi vì thực tế là loại quả này chứa lượng lớn calories và chất béo. Tuy nhiên, các chất béo không bão hòa đơn lành mạnh chứa trong bơ thực sự rất có lợi cho sức khỏe.

Trong một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2014, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng khi cho những chú chuột bị thừa cân ăn bơ mỗi ngày thì hàm lượng cholesterol ldl (một loại cholesterol không có ích do làm cho cholesterol dưa thừa xâm nhập vào màng của mạch máu, góp phần gây xơ cứng động mạch và bệnh tim) và triglyceride thực sự giảm đáng kể.

5. Trứng 


[​IMG]
Nhiều tổ chức sức khỏe đã cảnh báo người tiêu dừng không nên ăn nhiều hơn 2 quả trứng mỗi ngày bởi vì thực tế là chúng có lượng cholesterol cao. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa cholesterol trong bữa ăn và cholesterol giúp tăng cường các động mạch lại không thực sự mạnh mẽ như mọi người đã từng nghĩ.

Trên thực tế, trứng rất giàu axit béo omega-3, chứa lượng lớn protein và có thể chế biến thành nhiều món ăn như trứng tráng hoặc salad trứng.

6. Các loại hạt
Các loại hạt như quả hạnh, hạt điều và quả óc chó là nguồn chứa rất nhiều chất béo không bão hòa và protein thực vật rất có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, chúng cũng giàu các chất chống oxy hóa như vitamin E và chất xơ giúp hệ thống tiêu hóa được lành mạnh.

Một nghiên cứu được xuất bản trên Tạp chí dinh dưỡng của Anh cho thấy một chế độ ăn giàu các chất béo không bão hòa như các loại hạt có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim lên tới 30%, tiểu đường là 50% và đột quỵ là 50%.

7. Dầu dừa
[​IMG]
Gần 90% dầu dừa là các axit béo chuỗi trung bình (medium-chain fatty acid – MCFA) và một axit béo khác gọi là axit lauric. Trong nhiều nghiên cứu, MCFA được chứng minh sẽ giúp giảm chứng viêm trên khắp cơ thể và cung cấp nhiều đặc tính chống vi trùng giúp ngăn chặn nguy cơ bị nhiễm trùng.

8. Socola đen
Thêm một lượng socola đen vừa đủ trong chế độ ăn mỗi ngày thực sự sẽ rất tốt cho sức khỏe. Theo một nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học bang Louisiana thì những người bổ sung socola đen vào các bữa ăn ít nhất 5 lần mỗi tuần có chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) thấp hơn rất nhiều so với nhóm người không ăn hoặc ăn rất ít.

Socola đen không chỉ cung cấp chất béo lành mạnh mà còn giúp chống lão hóa nhờ chứa nhiều chất chống oxi hóa có lợi.

Nguồn: Lifehack

Thứ Ba, 18 tháng 7, 2017

Hiểu về chất xơ

A. Chất xơ là gì ?
Chất xơ là một loại carbohydrat mà cơ thể không thể tiêu hóa, không giống các thành phần thực phẩm khác như chất béo, protein hoặc carbohydrat. Nhờ đó, chất xơ có thể di chuyển qua dạ dày, đến ruột non và ruột già, rồi ra khỏi cơ thể tương đối nguyên vẹn. Các nguồn chất xơ tốt nhất là ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi và rau củ, các loại đậu, và các loại hạt.
 .
Chất xơ có hai loại, cả hai đều có lợi cho sức khỏe:
  • Chất xơ hòa tan (tan trong nước)
=> giúp giảm lượng đường cũng như giúp làm hạ cholesterol trong máu.
         Thực phẩm có chất xơ hòa tan bao gồm bột yến mạch, các loại đậu đỗ, đậu lăng, táo và quả việt quất.
.


.
  • Chất xơ không hòa tan (không tan trong nước)
        => giúp di chuyển thức ăn qua hệ thống tiêu hóa của bạn, thúc đẩy sự tiêu hóa đều đặn và giúp ngăn ngừa táo bón.
       Thực phẩm có chất xơ không hòa tan bao gồm lúa mì, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, các loại đậu, cà rốt, dưa chuột và cà chua.
 
.
B. Vai trò của chất xơ đối với sức khỏe
Chất xơ có thể làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tim, tiểu đường, bệnh túi thừa (diverticular), và táo bón.
  •  Đối với bệnh tim
Chế độ ăn nhiều chất xơ có liên quan đến việc giảm nguy cơ bệnh tim trong một số nghiên cứu theo dõi sức khỏe người dân trong nhiều năm.
- Trong một nghiên cứu của Harvard trên hơn 40.000 nam giới (làm ngành chăm sóc sức khỏe), các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng một lượng chất xơ cao có mối liên hệ với việc giảm 40% nguy cơ của bệnh tim mạch vành.
- Một số nghiên cứu cho thấy ăn nhiều chất xơ cũng giúp giảm nguy cơ của các hội chứng chuyển hóa. Những hội chứng này làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim và tiểu đường. Chúng bao gồm huyết áp cao, mức insulin cao, thừa cân (đặc biệt là vùng quanh bụng), nồng độ triglycerid cao, và nồng độ cholesterol HDL tốt cho sức khoẻ thấp.

  • Đối với bệnh Tiểu đường loại 2
Ăn nhiều về lượng nhưng thành phần ít chất xơ gây ra sự gia tăng đột ngột lượng đường trong máu, từ đó có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
- Cả hai nghiên cứu của Đại học Harvard trên y tá nữ và chuyên gia sức khỏe nam, phát hiện ra rằng chế độ ăn uống như vậy tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2 khi so sánh với chế độ ăn uống giàu chất xơ ngũ cốc và ít thực phẩm mang chỉ số glycemic index cao.
- Các nghiên cứu khác, chẳng hạn như nghiên cứu về phụ nữ da màu (Black Women’s Health Study) và điều tra châu Âu về ung thư và dinh dưỡng (European Prospective Investigation Into Cancer and Nutrition–Potsdam), cũng đã cho thấy kết quả tương tự.
- Ở Việt Nam, một nghiên cứu đã được tiến hành trên 112 đối tượng từ 30 -59 tuổi bị béo phì có rối loạn mỡ máu. Những người này được uống sữa bột đậu tương có bổ sung chất xơ thực phẩm (FOS/insulin) (35g/ ngày) và vi chất dinh dưỡng hằng ngày trong thời gian 20 tuần. Kết quả cho thấy nhóm uống sữa bột đậu tương có bổ sung FOS/insulin đã có hiệu quả tích cực: giảm rối loại lipid máu, giảm rõ rệt nồng độ cholesterol máu và triglyceride toàn phần so với trước khi can thiệp và so với nhóm đối chứng.
  •  Đối với bệnh táo bón
Táo bón là một bệnh tiêu hóa rất phổ biến. Việc tiêu thụ chất xơ giúp làm giảm và ngăn ngừa táo bón. Các chất xơ trong cám lúa mì và cám yến mạch được coi là hiệu quả hơn chất xơ từ trái cây và rau củ đối với táo bón. Các chuyên gia khuyên bạn nên tăng lượng chất xơ dần dần chứ không đột ngột, và bởi vì chất xơ hấp thụ nước, nên lượng nước uống cũng cần được tăng lên khi lượng chất xơ nạp vào cơ thể tăng.
  •  Đối với bệnh ung thư ruột kết
Phần lớn nghiên cứu không cho thấy mối liên hệ giữa chất xơ và ung thư ruột kết. Một trong số đó là kết quả từ nghiên cứu của đại học Harvard cho thấy sau hơn 16 năm theo dõi sức khỏe của 80.000 nữ y tá – chất xơ không gắn liền với việc giảm nguy cơ ung thư ruột kết hoặc polyp (tiền thân của ung thư ruột kết).
  •  Đối với bệnh ung thư vú
Một nghiên cứu năm 2016 có quy mô lớn dẫn đầu bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học TH Chan về Y tế công cộng cho thấy lượng chất xơ cao làm giảm nguy cơ ung thư vú, và lượng chất xơ được cung cấp cho cơ thể trong giai đoạn thiếu niên và đầu tuổi trưởng thành có thể đặc biệt quan trọng. Những phụ nữ ăn nhiều thực phẩm có chất xơ cao trong thời thiếu niên và đầu tuổi trưởng thành, bao gồm các loại rau và trái cây, có nguy cơ ung thư vú thấp hơn đáng kể so với những người ăn ít chất xơ khi còn trẻ.

C. Chúng ta cần bao nhiêu chất xơ?
Theo Tổ chức Nông lương quốc tế FAO, cần cung cấp 14g chất xơ cho mỗi 1.000 Kcal trong khẩu phần. Có thể đảm bảo được nhu cầu chất xơ đối với mọi lứa tuổi từ 24 tháng trở lên bằng cách mỗi ngày ăn 2 lần các loại quả, 3 lần hoặc hơn các loại rau. Số lượng chất xơ trong mỗi lần ăn cần phù hợp với lứa tuổi. Với người Việt Nam, nhu cầu chất xơ khuyến nghị là 20g/ngày (khoảng 300g rau/người/ngày và 100g quả chín).
 Nếu ăn quá nhiều chất xơ sẽ gây đầy hơi, trướng bụng, kém hấp thu một số chất vi khoáng, nhưng hoàn toàn không gây nguy hiểm. Thêm vào đó, theo Viện Dinh dưỡng, tuy lượng quả chín có tăng lên nhưng mức tiêu thụ rau xanh trong bữa ăn của người Việt Nam có xu hướng giảm. Vì vậy, việc khuyến khích sử dụng thêm rau quả vẫn rất cần được quan tâm.

 D. Một vài lời khuyên để tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống
Chọn ngũ cốc ăn sáng nhiều chất xơ – ít nhất 5g chất xơ trong khẩu phần. Lựa chọn ngũ cốc với các thuật ngữ “nguyên hạt” hoặc “chất xơ” trong tên sản phẩm.
 Chọn ngũ cốc nguyên hạt. Dùng gạo lứt, lúa mạch, mì ống làm từ bột mì nguyên hạt.
 Ăn rau họ đậu, chúng là những nguồn chất xơ tuyệt vời. Thêm đậu vào súp hoặc salad. Nấu canh với đậu Hà Lan, đậu lăng.
Ăn nhiều trái cây và rau. Trái cây và rau rất giàu chất xơ, cũng như các vitamin và khoáng chất.
 Đối với các bữa ăn phụ, hãy chọn trái cây tươi, rau sống, bắp rang ít chất béo và bánh ngũ cốc nguyên hạt. Thỉnh thoảng ăn các loại hạt hoặc trái cây khô cũng là một cách bổ sung chất xơ – tuy nhiên nên luôn nhớ rằng các loại hạt và trái cây sấy khô có lượng calo cao.
Chất xơ rất tốt cho sức khỏe: giúp giảm nguy cơ bệnh tim, tiểu đường, táo bón và ung thư vú. Bổ sung một lượng chất xơ quá nhiều và quá nhanh có thể tăng lượng khí đường ruột, trướng bụng và chuột rút ( không nguy hiểm). Tăng chất xơ trong chế độ ăn uống cần có thời gian và tăng một cách từ từ, không quá đột ngột. Điều này cho phép các vi khuẩn tự nhiên trong hệ thống tiêu hóa có thời gian điều chỉnh thay đổi. Ngoài ra, nên uống nhiều nước vì chất xơ hoạt động tốt nhất khi được hấp thụ nước.

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

Mẹ bầu nhất định phải biết - Top 5 loại hạt phải bổ sung ngay

Các loạt hạt ngũ cốc tuy nhỏ nhưng lại chứa rất nhiều dinh dưỡng giúp cho bà bầu khỏe mạnh và thai nhi phát triển não bộ tốt nhất trong thai kỳ.Đây là 5 loại hạt các mẹ cần bổ sung ngay vào thực đơn để mẹ xinh con khỏe.


1. Hạt óc chó
hat-oc-cho
Hạt óc chó rất tốt cho bà bầu
Được mệnh danh là "hạt trường thọ" và có giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho sự não bộ, đặc biệt thai nhi. Chưa kể, hạt óc chó có mùi vị khá dễ chịu và dễ ăn, bà bầu có thể mang theo và làm món ăn vặt thay cho những món ăn vặt không lành mạnh như thức ăn nhanh, nước ngọt, snack...
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, axit hữu cơ có trong hạt óc chó tham gia vào quá trình thúc đẩy sự phát triển đại não của thai nhi. Vì vậy mà não bộ thai nhi được kích thích phát triển tốt nhất khi trong bụng mẹ.

2. Hạt chia
Loại hạt này có hàm lượng axit béo omega 3 rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ thai nhi. Omega 3 cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo hệ thống tế bào thần kinh cũng như trí não. Ấn tượng hơn cả, hàm lượng axit folic có trong hạt chia có thể phòng ngừa khiếm khuyết ống thần kinh của thai nhi và giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, thông minh hơn.

3. Hạt đậu
Các loại hạt đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu ngự… là những thực phẩm tốt cho cả mẹ và trẻ. Trong đậu có chứa nhiều protein, giàu canxi, kẽm, kali, vitamin B6, magie, folate và axit alpha – linolenic… đều là những chất cần thiết cho mẹ và bé.
top 10 loại hạt giúp con thông minh mẹ bầu nên ăn


4. Hạt mắc - ca
Hạt mắc-ca có hàm lượng dinh dưỡng cao như chất béo, protein, muối khoáng, vitamin B6, canxi, sắt, phốt-pho... nên rất thích hợp trở thành món ăn vặt của bà bầu hoặc trộn thành salad trong những bữa ăn chính.
Ngoài việc tốt cho bà bầu, hạt mắc-ca còn rất tốt cho thai nhi vì nó góp phần tích lũy năng lượng cho thai nhi.

5. Hạt hạnh nhân
Với vị bùi thơm, ngậy và dễ ăn, hạt hạnh nhân không thể thiếu trong thực đơn của bà bầu. Loại hạt nhỏ bé này chứa rất nhiều folate, axit folic, omega 3, magie... vì thế nó được coi là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bà bầu và thai nhi vì nó phòng ngừa được chứng bí tiểu tiện thường gặp trong suốt thai kỳ, giảm nguy cơ sinh non và giúp hệ thống thần kinh của thai nhi phát triển hoàn hảo.

Thứ Bảy, 20 tháng 5, 2017

Dù béo hay không, bạn vẫn cần Omega 3 cho cơ thể

Vì sợ béo mà không ít người có thói quen hạn chế dùng chất béo, nhưng trên thực tế một số chất béo không bão hòa như: acid alphalinoleic (ALA), acid eicosapentaenoic (EPA) và acid docoxahexaenoic (DHA) thuộc Omega 3 lại rất cần thiết cho cơ thể. Nếu như bạn đang trong tình trạng mệt mỏi, trầm cảm, tinh thần uể oải, huyết áp không ổn định, đau nhức xương và da bị khô thì cần phải bổ sung Omega 3 cho cơ thể càng sớm càng tốt.
.
1. Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
Một trong những vai trò của chất béo là cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể và ổn định thân nhiệt, khi bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi hay lạnh người có thể là dấu hiệu của việc cơ thể chúng ta đang thiếu hụt năng lượng, nguyên nhân có thể là do chế độ ăn hằng ngày của bạn hạn chế chất béo, nhất là những chất béo chưa bão hòa thuộc nhóm Omega 3. Để cải thiện tình trạng mệt mỏi và cân bằng, chúng ta cần bổ sung Omega 3 bằng việc thường xuyên ăn những thực phẩm giàu Omega 3.

.
2. Tinh thần uể oải, trầm cảm
Tình trạng chán chường, tinh thần trở nên uể oải, stress kéo dài không đơn giản chỉ là do áp lực công việc hay môi trường sống mà còn là một trong những dấu hiệu thiếu hụt Omega 3 trầm trọng. Sở dĩ như vậy là vì Omega 3 có chứa acid docoxahexaenoic (DHA) vốn là chất rất quan trọng cho sự phát triển và hoạt động của não, DHA giúp ngăn chặn quá trình lão hóa các tế bào não, phục hồi và tái tạo các noron thần kinh, giúp trí tuệ minh mẫn, giảm stress và phòng ngừa các chứng bệnh liên quan tới não.
.
3. Những bệnh liên quan tới tim mạch
Khác với các loại chất béo no (bão hòa) như cholesterol, các trans-fat (sinh ra trong quá trình hydro hóa dầu thực vật), axit béo bão hòa có nguồn gốc từ động vật... cung cấp với số lượng nhiều thường gây hại cho cơ thể, đặc biệt là những bệnh liên quan tới tim mạch. Những chất béo không no (chưa bão hòa) như Omega 3 lại có lợi cho sức khỏe, Omega 3 có trong dầu cá giúp trung hòa cholesterol, hạn chế những bệnh liên quan tới tim mạch. Một số nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng, những người thường xuyên bổ sung Omega 3 từ cá có nguy cơ mắc bệnh tim mạch ít hơn nhiều so với những người không bổ sung Omega 3. Omega 3 giúp hạ triglyceride- chỉ số mỡ trong máu, điều hòa nhịp tim, chống đột quỵ, chức năng nội mô, giảm cholesterol, tăng tổng hợp adiponectin- một protein được tiết ra từ tế bào mỡ vào máu...

4. Đau nhức xương khớp
Omega 3 có vai trò khá quan trọng đối với xương khớp, nó dễ dàng biến đổi thành prostaglandin - hoạt chất có vai trò kháng viêm, chống xưng khớp, chống oxy hóa, tăng cường sự chắc khỏe cho xương. Việc thiếu hụt Omega 3 sẽ làm giảm lượng prostaglandin - là các acid béo không bão hòa ở các mô, có vai trò như một chất trung gian hóa học của quá trình viêm và cảm nhận đau, dẫn tới các khớp xương dễ bị tổn thương do chấn thương, viêm khớp.

5. Làn da khô ráp , thâm nám, đồi mồi.
Khi làn da của bạn bỗng trở lên khô ráp, thâm nám và đồi mồi... Nguyên nhân không đơn giản là do ánh nắng mặt trời hay những tác động tiêu cực của môi trường bên ngoài, mà nó còn là dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho da, trong đó có Omega 3. Omega 3 giúp giữ độ ẩm trong tế bào da, sản sinh collagen, hạn chế nếp nhăn và giữ cho da luôn tươi trẻ. Omega 3 còn giúp tóc phát triển tốt và duy trì mái tóc khỏe mạnh, mượt mà.


Có thể bổ sung Omega 3 bằng cách nào?
Cơ thể chúng ta không tự tổng hợp Omega 3 mà chỉ có thể bổ sung thông qua những thực phẩm tự nhiên có chứa Omega 3 như hạt Chia, hạnh nhân, hạt óc chó, cá hồi, các loại ngũ cốc, dầu cá... Đặc biệt là hạt Chia với hàm lượng Omega 3 gấp 8 lần cá hồi, có thể làm tốt nhiệm vụ cung cấp Omega 3 thiết yếu hằng ngày cho mọi người, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai cần cung cấp đủ Omega 3 cho sự phát triển não bộ của bé và sức khỏe của bản thân trong giai đoạn thai kì.