Thứ Bảy, 20 tháng 5, 2017

Dù béo hay không, bạn vẫn cần Omega 3 cho cơ thể

Vì sợ béo mà không ít người có thói quen hạn chế dùng chất béo, nhưng trên thực tế một số chất béo không bão hòa như: acid alphalinoleic (ALA), acid eicosapentaenoic (EPA) và acid docoxahexaenoic (DHA) thuộc Omega 3 lại rất cần thiết cho cơ thể. Nếu như bạn đang trong tình trạng mệt mỏi, trầm cảm, tinh thần uể oải, huyết áp không ổn định, đau nhức xương và da bị khô thì cần phải bổ sung Omega 3 cho cơ thể càng sớm càng tốt.
.
1. Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
Một trong những vai trò của chất béo là cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể và ổn định thân nhiệt, khi bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi hay lạnh người có thể là dấu hiệu của việc cơ thể chúng ta đang thiếu hụt năng lượng, nguyên nhân có thể là do chế độ ăn hằng ngày của bạn hạn chế chất béo, nhất là những chất béo chưa bão hòa thuộc nhóm Omega 3. Để cải thiện tình trạng mệt mỏi và cân bằng, chúng ta cần bổ sung Omega 3 bằng việc thường xuyên ăn những thực phẩm giàu Omega 3.

.
2. Tinh thần uể oải, trầm cảm
Tình trạng chán chường, tinh thần trở nên uể oải, stress kéo dài không đơn giản chỉ là do áp lực công việc hay môi trường sống mà còn là một trong những dấu hiệu thiếu hụt Omega 3 trầm trọng. Sở dĩ như vậy là vì Omega 3 có chứa acid docoxahexaenoic (DHA) vốn là chất rất quan trọng cho sự phát triển và hoạt động của não, DHA giúp ngăn chặn quá trình lão hóa các tế bào não, phục hồi và tái tạo các noron thần kinh, giúp trí tuệ minh mẫn, giảm stress và phòng ngừa các chứng bệnh liên quan tới não.
.
3. Những bệnh liên quan tới tim mạch
Khác với các loại chất béo no (bão hòa) như cholesterol, các trans-fat (sinh ra trong quá trình hydro hóa dầu thực vật), axit béo bão hòa có nguồn gốc từ động vật... cung cấp với số lượng nhiều thường gây hại cho cơ thể, đặc biệt là những bệnh liên quan tới tim mạch. Những chất béo không no (chưa bão hòa) như Omega 3 lại có lợi cho sức khỏe, Omega 3 có trong dầu cá giúp trung hòa cholesterol, hạn chế những bệnh liên quan tới tim mạch. Một số nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng, những người thường xuyên bổ sung Omega 3 từ cá có nguy cơ mắc bệnh tim mạch ít hơn nhiều so với những người không bổ sung Omega 3. Omega 3 giúp hạ triglyceride- chỉ số mỡ trong máu, điều hòa nhịp tim, chống đột quỵ, chức năng nội mô, giảm cholesterol, tăng tổng hợp adiponectin- một protein được tiết ra từ tế bào mỡ vào máu...

4. Đau nhức xương khớp
Omega 3 có vai trò khá quan trọng đối với xương khớp, nó dễ dàng biến đổi thành prostaglandin - hoạt chất có vai trò kháng viêm, chống xưng khớp, chống oxy hóa, tăng cường sự chắc khỏe cho xương. Việc thiếu hụt Omega 3 sẽ làm giảm lượng prostaglandin - là các acid béo không bão hòa ở các mô, có vai trò như một chất trung gian hóa học của quá trình viêm và cảm nhận đau, dẫn tới các khớp xương dễ bị tổn thương do chấn thương, viêm khớp.

5. Làn da khô ráp , thâm nám, đồi mồi.
Khi làn da của bạn bỗng trở lên khô ráp, thâm nám và đồi mồi... Nguyên nhân không đơn giản là do ánh nắng mặt trời hay những tác động tiêu cực của môi trường bên ngoài, mà nó còn là dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho da, trong đó có Omega 3. Omega 3 giúp giữ độ ẩm trong tế bào da, sản sinh collagen, hạn chế nếp nhăn và giữ cho da luôn tươi trẻ. Omega 3 còn giúp tóc phát triển tốt và duy trì mái tóc khỏe mạnh, mượt mà.


Có thể bổ sung Omega 3 bằng cách nào?
Cơ thể chúng ta không tự tổng hợp Omega 3 mà chỉ có thể bổ sung thông qua những thực phẩm tự nhiên có chứa Omega 3 như hạt Chia, hạnh nhân, hạt óc chó, cá hồi, các loại ngũ cốc, dầu cá... Đặc biệt là hạt Chia với hàm lượng Omega 3 gấp 8 lần cá hồi, có thể làm tốt nhiệm vụ cung cấp Omega 3 thiết yếu hằng ngày cho mọi người, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai cần cung cấp đủ Omega 3 cho sự phát triển não bộ của bé và sức khỏe của bản thân trong giai đoạn thai kì.

Thứ Ba, 16 tháng 5, 2017

Tại sao cơ thể cần chất chống oxy hóa

Một trong những thành phần quan trọng trong các sản phẩm của Zipped Nut là chất chống oxi hóa. Tại sao Zipped Nut lại lựa chọn những sản phẩm có yếu tố này?
Chất chống oxy hóa được cho là đem lại lợi ích lớn cho cơ thể bằng khả năng chống lại các gốc tự do có hại. Nhưng các chất oxy hóa thực sự là gì, tầm quan trọng của nó đối với cơ thể ra sao và chúng hoạt động thế nào? 
.
1. Tìm hiểu về gốc tự do
Các gốc tự do được tạo ra bởi sự tương tác của một số phân tử nhất định với oxy trong một quá trình được biết đến với tên gọi là oxy hóa quá trình dị hóa. Gốc tự do là những nguyên tử không ổn định có thể phá hủy các tế bào khác bằng cách lấy đi các điện tử ổn định của tế bào. Các tế bào bị hủy hoại lại trở thành những chất oxy hóa, dẫn đến một chuỗi phản ứng hóa học phá hủy. Hãy tưởng tượng rằng một quả táo khi bị bổ đôi thì bề mặt cắt dần dần chuyển sang màu nâu. Chuỗi phản ứng phá hủy do gốc tự do gây ra cũng tương tự như vậy.
Quả táo khi bị bổ đôi thì bề mặt cắt dần dần bị oxy hóa, chuyển sang màu nâu.
Chuỗi phản ứng phá hủy do gốc tự do gây ra cũng tương tự như vậy.
.
Tuy nhiên, các gốc tự do xuất hiện một cách tự nhiên bởi chúng là một phần của cơ chế phòng vệ của cơ thể. Nếu ta bị tấn công bởi vi khuẩn hay vi-rút, cơ thể sẽ sản sinh gốc tự do để tiêu diệt chúng. Cơ thể sau đó sẽ tổng hợp các chất chống oxy hóa để trung hòa gốc tự do một khi các phần tử ngoại lai đã bị tiêu diệt.

 Tia UV từ ánh nắng mặt trời chiếu lên da cũng là một trong những nguyên nhân gây nên lão hóa da
.
Tuy nhiên, sự sản xuất gốc tự do đôi khi lại vượt quá tầm kiểm soát, bởi rất nhiều lý do như môi trường ô nhiễm, khói bụi,  thực phẩm đóng hộp, sự căng thẳng, và thậm chí là tia UV từ mặt trời có thể khiến tăng sản lượng gốc tự do dẫn đến tình trạng stress oxy hóa. Đây là nguyên nhân quan trọng mà chất chống oxy hóa được tạo ra.

2. Chất chống oxy hóa với gốc tự do
Chất chống oxy hóa hoạt động bằng cách dừng chuỗi phản ứng phá hủy do gốc tự do gây ra nhờ vậy chống lại ảnh hưởng của quá trình oxy hóa, bởi vậy được gọi là “chống” oxy hóa. Chúng tương tác và trung hòa các gốc tự do một cách rất an toàn trước khi các gốc tự do phá hủy tế bào. Điểm hoàn hảo nhất của chất chống oxy hóa là đã thành công trong việc thu gom và trả lại các điện tử bị mất cho các gốc tự do mà bản thân chúng lại không bị chuyển thành các gốc tự do. Thông thường cơ thể sẽ có sự cân bằng giữa lượng chất chống oxy hóa với các gốc tự do, đảm bảo cho cơ thể hoạt động ổn định.

Hạt Chia chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn việt quất
Vấn đề đáng quan tâm nhất là do tác động của rất nhiều tác nhân bên ngoài gây ra sự gia tăng một lượng lớn gốc tự do, trong khi cơ thể không sản xuất đủ lượng các chất chống oxy hóa tương ứng. Sự mất cân bằng xảy ra khi gốc tự do nhiều hơn chất chống oxy hóa, đẩy cơ thể đến tình trạng stress oxy hóa. Stress oxy hóa kéo dài có thể thúc đẩy quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn, cơ thể mắc nhiều bệnh hơn, thậm chí là ung thư.
Khi đó, cơ thể bạn cần được bổ sung các chất chống oxy hóa để tạo lập lại cân bằng giữa chất chống oxy hóa và các gốc tự do. Cách bổ sung tốt nhất, hiệu quả nhất chính là thông qua chế độ ăn uống hằng ngày.
.
3. Chuyện gì xảy ra nếu để mặc gốc tự do hoạt động?
Hãy giả thiết cơ thể không sản xuất được hoặc chỉ có 1 lượng rất nhỏ chất chống oxy hóa, khi đó các gốc tự do sẽ xâm chiếm và lần lượt hủy hoại mọi tế bào trong cơ thể.
Tim mạch là một trong những cơ quan đầu tiên chịu tác hại của stress oxy hóa kéo dài. Vitamin E - chất chống oxy hóa tan trong dầu, chống lại cholesterol xấu (LDL) vô cùng tốt. Nó ngăn chặn hình thành các mảng xơ vữa ở động mạch và điều hòa huyết áp bởi vậy ngăn ngừa được bệnh tim mạch. Stress oxy hóa có thể dẫn đến viêm khớp, bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer, và nhiều loại ung thư.

Gốc tự do có thể đẩy nhanh tốc độ lão hóa, điều mà có thể quan sát rõ ở da mặt. Nếp nhăn, vết chân chim và đồi mồi có thể xuất hiện ở tuổi 20 bởi các gốc tự do được tạo thành và tiếp xúc với tia UV độc hại từ mặt trời.
.
4. Những chất chống oxy hóa nào có thể bổ sung trong chế độ ăn uống?
Các nguồn và loại chất chống oxy hóa rất đa dạng nhưng các chất chống oxy hóa chính có thể bổ sung trong thực đơn bao gồm:
Vitamin C: đây là chất chống oxy hóa tan trong nước có thể được tìm thấy trong các loại quả mọng. Nó giúp vitamin E trở lại dạng hoạt động.
Vitamin E: Chất chống oxy hóa tan trong dầu này là hàng phòng thủ đầu tiên với gốc tự do. Nó phối hợp rất tốt với vitamin C.
Flavonoid: có trong hoa quả, bột cacao bao gồm rất nhiều chất có thể đóng vai trò là chất chống oxy hóa. Khi tiêu thụ một lượng vừa đủ hoa quả và rau xanh mỗi ngày, bạn có thể có đủ chất chống oxy hóa để chiến đấu với các gốc tự do tàn phá cơ thể.
.

Bột Cacao chứa chất flavonoid đóng vai trò là chất oxy hóa
.
5. Bạn nên làm gì?
Bạn đã hiểu về cơ chế hoạt động của chất chống oxi hóa trong việc trung hòa các gốc tự do để trả lại các tế bào khỏe mạnh cho cơ thể. Có thể coi chất chống oxi hóa như Vitamin C. Vitamin E, Flavonoid là người lính bảo vệ cho cơ thể trước các tác nhân thúc đẩy quá trình lão hóa.
Vì thế, cân bằng chế độ ăn uống, bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa là cách giúp bạn luôn khỏe mạnh và trẻ trung.