Thứ Bảy, 20 tháng 5, 2017

Dù béo hay không, bạn vẫn cần Omega 3 cho cơ thể

Vì sợ béo mà không ít người có thói quen hạn chế dùng chất béo, nhưng trên thực tế một số chất béo không bão hòa như: acid alphalinoleic (ALA), acid eicosapentaenoic (EPA) và acid docoxahexaenoic (DHA) thuộc Omega 3 lại rất cần thiết cho cơ thể. Nếu như bạn đang trong tình trạng mệt mỏi, trầm cảm, tinh thần uể oải, huyết áp không ổn định, đau nhức xương và da bị khô thì cần phải bổ sung Omega 3 cho cơ thể càng sớm càng tốt.
.
1. Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
Một trong những vai trò của chất béo là cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể và ổn định thân nhiệt, khi bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi hay lạnh người có thể là dấu hiệu của việc cơ thể chúng ta đang thiếu hụt năng lượng, nguyên nhân có thể là do chế độ ăn hằng ngày của bạn hạn chế chất béo, nhất là những chất béo chưa bão hòa thuộc nhóm Omega 3. Để cải thiện tình trạng mệt mỏi và cân bằng, chúng ta cần bổ sung Omega 3 bằng việc thường xuyên ăn những thực phẩm giàu Omega 3.

.
2. Tinh thần uể oải, trầm cảm
Tình trạng chán chường, tinh thần trở nên uể oải, stress kéo dài không đơn giản chỉ là do áp lực công việc hay môi trường sống mà còn là một trong những dấu hiệu thiếu hụt Omega 3 trầm trọng. Sở dĩ như vậy là vì Omega 3 có chứa acid docoxahexaenoic (DHA) vốn là chất rất quan trọng cho sự phát triển và hoạt động của não, DHA giúp ngăn chặn quá trình lão hóa các tế bào não, phục hồi và tái tạo các noron thần kinh, giúp trí tuệ minh mẫn, giảm stress và phòng ngừa các chứng bệnh liên quan tới não.
.
3. Những bệnh liên quan tới tim mạch
Khác với các loại chất béo no (bão hòa) như cholesterol, các trans-fat (sinh ra trong quá trình hydro hóa dầu thực vật), axit béo bão hòa có nguồn gốc từ động vật... cung cấp với số lượng nhiều thường gây hại cho cơ thể, đặc biệt là những bệnh liên quan tới tim mạch. Những chất béo không no (chưa bão hòa) như Omega 3 lại có lợi cho sức khỏe, Omega 3 có trong dầu cá giúp trung hòa cholesterol, hạn chế những bệnh liên quan tới tim mạch. Một số nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng, những người thường xuyên bổ sung Omega 3 từ cá có nguy cơ mắc bệnh tim mạch ít hơn nhiều so với những người không bổ sung Omega 3. Omega 3 giúp hạ triglyceride- chỉ số mỡ trong máu, điều hòa nhịp tim, chống đột quỵ, chức năng nội mô, giảm cholesterol, tăng tổng hợp adiponectin- một protein được tiết ra từ tế bào mỡ vào máu...

4. Đau nhức xương khớp
Omega 3 có vai trò khá quan trọng đối với xương khớp, nó dễ dàng biến đổi thành prostaglandin - hoạt chất có vai trò kháng viêm, chống xưng khớp, chống oxy hóa, tăng cường sự chắc khỏe cho xương. Việc thiếu hụt Omega 3 sẽ làm giảm lượng prostaglandin - là các acid béo không bão hòa ở các mô, có vai trò như một chất trung gian hóa học của quá trình viêm và cảm nhận đau, dẫn tới các khớp xương dễ bị tổn thương do chấn thương, viêm khớp.

5. Làn da khô ráp , thâm nám, đồi mồi.
Khi làn da của bạn bỗng trở lên khô ráp, thâm nám và đồi mồi... Nguyên nhân không đơn giản là do ánh nắng mặt trời hay những tác động tiêu cực của môi trường bên ngoài, mà nó còn là dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho da, trong đó có Omega 3. Omega 3 giúp giữ độ ẩm trong tế bào da, sản sinh collagen, hạn chế nếp nhăn và giữ cho da luôn tươi trẻ. Omega 3 còn giúp tóc phát triển tốt và duy trì mái tóc khỏe mạnh, mượt mà.


Có thể bổ sung Omega 3 bằng cách nào?
Cơ thể chúng ta không tự tổng hợp Omega 3 mà chỉ có thể bổ sung thông qua những thực phẩm tự nhiên có chứa Omega 3 như hạt Chia, hạnh nhân, hạt óc chó, cá hồi, các loại ngũ cốc, dầu cá... Đặc biệt là hạt Chia với hàm lượng Omega 3 gấp 8 lần cá hồi, có thể làm tốt nhiệm vụ cung cấp Omega 3 thiết yếu hằng ngày cho mọi người, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai cần cung cấp đủ Omega 3 cho sự phát triển não bộ của bé và sức khỏe của bản thân trong giai đoạn thai kì.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét